Câu 1: Hệ thống chính trị ở Việt Nam có:
a. Đảng cộng sản Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị.
b. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị.
c. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là tổ chức trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị.
d. Nền hành chính nhà nước là chỗ dựa của hệ thống chính trị.
Câu 2: Chính phủ có quyền sau đây đối với Hội đồng nhân dân ( HĐND) tỉnh, thành phố:
a. Bồi dưỡng đại biểu HĐND kiến thức về quản lý Nhà nước.
b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch HĐND.
c. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm của HĐND.
d. Phê chuẩn danh sách các đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ.
Câu 3: Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:
a. Ban hành Nghị quyết và Quyết định.
b. Ban hành Thông tư.
c. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
d. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.
Câu 4: Loại công văn nào dưới đây quy định không phải vào sổ?
a. Công văn gửi đảng ủy.
b. Công văn mật.
c. Thư viết tay trao đổi công việc giữa lãnh đạo hai cơ quan nhà nước cấp huyện.
d. Công văn của cơ quan chủ quản.
Câu 5: Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
a. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của UBND và Chủ tịch UBND trái với Hiến pháp, Luật và các van bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên.
b. Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
c. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
d. Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Câu 6: Nguyên tắc hoạt động công vụ là:
a. Được thu lợi trong công vụ.
b. Hạch toán kinh tế.
c. Tuân thủ pháp luật.
d. Tôn trọng mọi ý kiến.
Câu 7: Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
a. Giữ liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc VN cùng cấp.
b. Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.
c. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
d. Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
Câu 8: Theo tính chất pháp lý, quyết định nào dưới đây không phải là quyết định quản lý hành chính nhà nước?
a. Quyết định chung ( quyết định chính sách).
b. Quyết định quy phạm.
c. Quyết định xét xử của Tòa án.
d. Quyết định hành chính cá biệt.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của tài chính công ở nước ta?
a. Tài chính công được sử dụng cho các hoạt động thuộc về các chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội ( chức năng quản lý nhà nước và cung ứng các dịch vụ công).
b. Tài chính công thuộc sở hữu Nhà nước.
c. Tài chính công phục vụ cho các lợi ích chung, lợi ích công cộng của toàn xã hội, của quốc gia hoặc của đa số.
d. Tài chính công phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng, không bị chi phối bởi các lợi ích cá biệt.
Câu 10: Thường trực Hội đồng nhân dân ( HĐND) có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
a. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
b. Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương.
c. Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của công dân, chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.
d. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.
Câu 11: Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương.
b. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, UBND các cấp.
c. Đình chỉ thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.
d. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của nhà nước, công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước.
Câu 12: Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội.
b. Ban hành các Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
c. Bãi bỏ những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.
d. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Chính phủ.
Câu 13: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam?
a. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
b. Thi hành các biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
c. Thống nhất công tác đối ngoại.
d. Không được tham gia “ khiếu kiện đông người”.
Câu 14: Loại văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?
a. Công văn gửi Đảng ủy.
b. Thông báo ý kiến Thủ tướng.
c. Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
d. Công văn của Văn phòng Bộ.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta?
a. Quan điểm Đảng lãnh đạo.
b. Quan điểm nhân văn.
c. Quan điểm lịch sử.
d. Quan điểm hệ thống đồng bộ.
Câu 16: Chủ tịch UBND có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
a. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư.
b. Quyết định, Chỉ thị.
c. Quyết định, Thông tư.
d. Quyết định, Nghị quyết.
Câu 17: Một trong những phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền XHCN là:
a. Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân.
b. Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước và giữa nhà nước với công dân.
c. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
d. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 18: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước?
a. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực.
b. Văn bản được áp dụng từ ngày đăng công báo.
c. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
d. Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân?
a. Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.
b. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ.
c. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, an ninh, trật tự và báo cáo UBND trong phiên họp gần nhất.
d. Ra quyết định, Chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Câu 20: Công việc do tập thể Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số là:
a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương.
b. Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên của Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d. Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ.
Câu 21: Quy trình chung của việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước có trình tự sau đây:
a. Xin ý kiến chỉ đạo của Đảng.
b. Xin phê duyệt của cơ quan cấp trên.
c. Trình kế hoạch tài chính cho hoạt động này.
d. Thông qua văn bản bởi cơ quan có thẩm quyền.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của tài chính công ở nước ta?
a. Chức năng phân phối lại và phân bổ.
b. Chức năng tạo lập vốn.
c. Chức năng định hướng và phát triển kinh tế.
d. Chức năng Giám đốc và điều chỉnh.
Câu 23: Trong các chức năng sau đây, chức năng nào không phải của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam?
a. Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp.
b. Thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
c. Thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
d. Quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của áp dụng pháp luật ở nước ta?
a. Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức – quyền lực nhà nước.
b. Áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định chặt chẽ.
c. Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội.
d. Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan thuộc quyền tư pháp.
Câu 25: Một trong những yêu cầu về nội dung của kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nước là:
a. Nội dung văn bản phải có tính khoa học.
b. Văn bản phải được đăng trên công báo.
c. Nội dung văn bản phải được Văn phòng kiểm tra.
d. Văn bản phải được lưu trữ.
Câu 26: Một trong những hình thức hoạt động nào dưới đây là hình thức hoạt động của Chính phủ?
a. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc Hội.
b. Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp.
c. Phiên họp Chính phủ.
d. Giáo dục pháp luật trong nhân dân.
Câu 27: Trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ta có:
a. Văn phòng quốc hội.
b. Toà án nhân dân tối cao.
c. Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
d. Vụ Tổ chức cán bộ Bộ tư pháp.
Câu 28: Trong các chức năng sau đây, chức năng nào không phải của Chính phủ?
a. Quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
b. Thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
c. Lãnh đạo thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
d. Bảo đảm thi hành Hiến pháp và Pháp luật.
Câu 29: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của tài chính công ở nước ta?
a. Tài chính công gắn với nhiệm vụ chi tiêu phục vụ cho việc thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước.
b. Tài chính công mang tính lịch sử.
c. Tài chính công mang tính không bồi hoàn trực tiếp.
d. Tài chính công phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng, không bị chi phối bởi các lợi ích cá biệt.
Câu 30: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta?
a. Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật.
b. Nguyên tắc lập quy dưới Luật.
c. Nguyên tắc đúng thẩm quyền, chỉ được phép thực hiện trong phạm vi công vụ (chỉ làm những gì pháp luật cho phép).
d. Nguyên tắc cân đối thu – chi trong hoạt động.
Đáp án:
1C 2A 3B 4C 5A 6C 7B 8C 9D 10A 11D 12D 13D 14C 15A 16B 17C 18B 19B 20D 21D 22C 23B 24D 25A 26C 27D 28A 29A 30D