CCVC giới thiệu bộ de thi trắc nghiệm quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là bộ đề gồm 20 bộ đề thi thử có đáp án dưới hình thức trắc nghiệm trực tuyến. Cực kỳ hữu ích đối với các bạn đang ôn thi lấy chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.
Câu 1: Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
a. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.
b. Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
c. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
d. Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, thành phần của Chính phủ gồm:
a. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng.
b. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác.
c. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
d. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng hoặc tương đương.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của tài chính công ở nước ta?
a. Chi tiêu tài chính công cần hạch toán kinh tế kỹ lưỡng.
b. Tài chính công phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng, không bị chi phối bởi các lợi ích cá biệt.
c. Tài chính công mang tính chính trị.
d. Tài chính công mang tính không bồi hoàn trực tiếp.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ?
a. Nguyên tắc nhân đạo.
b. Nguyên tắc công khai.
c. Nguyên tắc chịu trách nhiệm.
d. Nguyên tắc thống nhất vì lợi ích chung.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây là đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta?
a. Tính hiện đại.
b. Tính truyền thống.
c. Tính nhân đạo.
d. Tính hạch toán.
Câu 6: Đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Chính phủ có quyền:
a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch HĐND.
b. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm.
c. Phê chuẩn danh sách các đại biểu theo nhiệm kỳ.
d. Giải quyết những kiến nghị của HĐND.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu chung trong quá trình soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nươc.
a. Văn bản được trình bay đúng các yêu cầu về mặt thể thức, văn phong.
b. Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng trong xây dựng và ban hành văn bản.
c. Văn bản được ban hành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan.
d. Văn bản cần được lấy ý kiến rộng rãi toàn cơ quan.
Câu 8: Văn bản quản lý hành chính nhà nước hết hiệu lực khi:
a. Hết thời hạn có hiệu lực quy định trong văn bản.
b. Người ký văn bản không đúng thẩm quyền.
c. Văn bản bị chồng chéo.
d. Văn bản ban hành đã quá lâu, đã lỗi thời.
Câu 9: Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a. Bãi bỏ những văn bản sai trái của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b. Cách chức các thứ trưởng và các chức vụ tương đương.
c. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d. Bãi bỏ nghị quyết sai trái của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Câu 10: Hệ thống chính trị ở Việt Nam có:
a. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là tổ chức trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị.
b. Đảng cộng sản Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị.
c. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị.
d. Nền hành chính nhà nước là chỗ dựa của hệ thống chính trị.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?
a. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
b. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
c. Trong trường hợp văn bản mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
d. Văn bản được ban hành phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan.
Câu 12: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ( UBND) là:
a. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của UBND cùng cấp.
b. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp.
c. Tổ chức kinh doanh ở địa phương.
d. Hàng năm báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội ở địa phương.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta?
a. Quan điểm lịch sử.
b. Quan điểm nhân văn.
c. Quan điểm truyền thống.
d. Quan điểm phát triển.
Câu 14: Một trong những nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước là:
a. Văn bản phải có tính mục đích rõ ràng.
b. Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết, thông tin được xử lý và bảo đảm chính xác.
c. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
d. Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ quy phạm.
Câu 15: Thường trực Hội đồng nhân dân ( HĐND) có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây:
a. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
b. Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương.
c. Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước và của công dân, chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.
d. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.
Câu 16: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Thủ tướng Chính phủ?
a. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, UBND các cấp.
b. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ.
c. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
d. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.
Câu 17: Đặc điểm về hình thức của văn bản quy pháp pháp luật là:
a. Đáp ứng các nhu cầu quản lý.
b. Thể thức xây dựng văn bản và trình tự ban hành được pháp luật quy định cụ thể.
c. Dễ thay đổi và nhiều phương án áp dụng.
d. Chỉ áp dụng cho hệ thống hành pháp.
Câu 18: Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân (UBND) là:
a. Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp.
b. Tổ chức các kỳ họp tổng kết năm cho HĐND.
c. Xây dựng các kế hoạch hợp tác quốc tế cho các cơ sở, tổ chức cùng cấp.
d. Quản lý hoạt động chuyên môn của các Sở, ban ngành của UBND.
Câu 19: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải là của Uỷ ban nhân dân?
a. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề ngị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ.
b. Quản lý và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.
c. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
d. Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật.
Câu 20: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:
a. Ban hành Nghị quyết và Quyết định.
b. Ban hành Quyết định.
c. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.
d. Ban hành Quyết định, Nghị quyết.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây là một trong bốn nội dung cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010?
a. Cải cách nền kinh tế nhiều thành phần.
b. Cải cách tài chính công.
c. Cải cách hệ thống dịch vụ.
d. Đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị.
Câu 22: Trong những nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây, nhiệm vụ và quyền hạn nào không thuộc về Thủ tướng Chính phủ?
a. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp.
b. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp Chính phủ.
c. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thông qua những báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội.
d. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân Tối cao.
Câu 23: Một trong những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta là:
a. Tính dân chủ.
b. Tính nhân dân.
c. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng.
d. Tính hiện đại.
Câu 24: Một trong những nguyên tắc của quản lý tài chính công?
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
b. Nguyên tắc quản lý bằng đồng tiền Việt Nam.
c. Nguyên tắc cân đối thu – chi.
d. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo.
Câu 25: Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với UBND cấp tỉnh, thành phố là:
a. Hướng dẫn và chỉ đạo UBND cấp tỉnh, thành phố về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
b. Phê duyệt biên chế hành chính nhà nước của cấp tỉnh trong lĩnh vực mình quản lý.
c. Bổ nhiệm Giám đốc Sở quản lý ngành, lĩnh vực thuộc Bộ.
d. Phê bình Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố khi có khuyết điểm trong quản lý, điều hành ngành, lĩnh vực thuộc Bộ quản lý.
Câu 26: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải là của Uỷ ban nhân dân tỉnh?
a. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ.
b. Quản lý và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.
c. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
d. Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật.
Câu 27: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản loại văn bản nào dưới đây?
a. Ban hành Nghị quyết, Nghị định và Quyết định.
b. Ban hành Thông tư.
c. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.
d. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
Câu 28: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Thường trực Hội đồng nhân dân?
a. Giữ liên hệ và phối hợp công tác với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
b. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.
c. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
d. Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
Câu 29: Đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chính phủ có nghĩa vụ sau đây:
a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch HĐND.
b. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm.
c. Bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính để HĐND hoạt động.
d. Phê chuẩn danh sách các đại biểu theo nhiệm kỳ.
Câu 30: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của tài chính công ở nước ta?
a. Chức năng tạo lập vốn.
b. Chức năng điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường.
c. Chức năng phân phối lại và phân bổ.
d. Chức năng Giám đốc và điều chỉnh.
Đáp án
1A 2B 3A 4A 5C 6D 7D 8A 9C 10A 11D 12A 13C 14C 15A 16C 17B 18D 19B 20B 21B 22D 23C 24A 25A 26A 27B 28B 29C 30A