Ngày 23 tháng 7 năm 2021, ngành công nghiệp dạy thêm trị giá 120 tỷ đô/năm của Trung Quốc đã bị rung chuyển vì một lệnh cấm mới. Cổ phiếu của các công ty dạy thêm tại TQ bị bán tháo trên khắp các thị trường chứng khoán TQ, Mỹ và Hồng Kông. Chỉ trong một đêm, cổ phiếu của New Oriental giảm tới 50.4% trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, cổ phiếu TAL Edu thì mất gần 60% giá trị trên TTCK New York, còn các công ty khác cũng đều bị mất giá ở mức 2 chữ số. Chỉ trong vòng 6 tháng, giá cổ phiếu của các công ty này chỉ còn bằng khoảng 1/15 đến 1/20 so với thời kỳ đỉnh cao, và tiếp tục dặt dẹo cho đến tận ngày nay.
Tất cả bắt nguồn từ một văn bản có tên là “Giảm gánh nặng bài tập và đào tạo ngoài trường học đối với học sinh giáo dục bắt buộc” do Văn phòng TƯ Đảng và Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành.
Vậy tại sao TQ lại tự bóp tăng trưởng GDP của mình đi như thế?
1. MẶT TRÁI CỦA VIỆC TƯ NHÂN HÓA GIÁO DỤC
Mặt trái của quá trình tư nhân hóa giáo dục là việc các tập đoàn lớn với tiềm lực tài chính dồi dào, đã thu hút hết đội ngũ giáo viên chất lượng cao từ các trường công lập bằng chính sách lương và đãi ngộ hấp dẫn hơn. Điều này đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng về chất lượng giáo dục trong trường công lập, làm xói mòn nền tảng của hệ thống giáo dục công.
Hệ quả tất yếu của việc này là cơ hội tiếp cận với những nhà giáo ưu tú sẽ trở thành đặc quyền của những gia đình giàu có, đủ sức chi trả cho các khóa học thêm. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong cơ hội được giáo dục, khi những học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ có nguy cơ bị tụt hậu, ngay cả trong một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm như giáo dục.
Nói theo kiểu của chủ nghĩa Mác thì có nghĩa là “chiếm dụng tư nhân đối với nguồn lực công” – Đội ngũ giáo viên giỏi vốn được đào tạo và bồi dưỡng bằng ngân sách nhà nước, nay bỗng nhiên trở thành nguồn lực độc quyền bị kiểm soát bởi giới tư bản:
“Các nhà tư bản đã tước bỏ vầng hào quang của mọi nghề nghiệp từ trước đến nay vẫn được tôn vinh và ngưỡng mộ. Nó biến thầy thuốc, luật sư, nhà giáo, nhà thơ, nhà khoa học… trở thành những người làm công ăn lương được họ trả tiền.”
2. BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ BẤT ỔN XÃ HỘI
Không giống như người Châu Âu rất coi trọng nguồn gốc quý tộc, văn minh Khổng giáo ngược lại vốn không xem chuyện đó ra gì (“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” – Mạnh Tử). Từ hàng nghìn năm qua, người Trung Hoa vẫn luôn tin rằng thành công và quyền lực nên thuộc về những người xứng đáng, đủ siêng năng và tham vọng, chứ không tin vào chuyện dòng máu này cao quý hơn dòng máu khác. Họ luôn tin tưởng tuyệt đối rằng giáo dục là con đường công bằng nhất, và duy nhất, để những đứa trẻ nghèo khó thay đổi được số phận của mình. Chế độ khoa cử (tuyển quan chức từ thường dân) kéo dài hàng nghìn năm chính là minh chứng cho niềm tin đó.
Đó là lý do không gì có thể gây ra sự bất mãn khủng khiếp trong xã hội TQ lớn hơn là một hệ thống giáo dục phân hóa mạnh mẽ, cho phép tầng lớp thượng lưu củng cố sự giàu có và quyền lực của mình, trong khi không chừa lại một chút hy vọng nào cũng những người tầng lớp dưới. Xã hội có thể có phân hóa rõ rệt trong tất cả các lĩnh vực Tài chính, Nghệ thuật, Học thuật, Giải trí .v.v… nhưng riêng Giáo dục thì KHÔNG. Nếu Giáo dục cũng trở nên như thế, nó sẽ là giọt nước làm tràn ly dẫn tới mâu thuẫn, bất ổn XH, và cuối cùng là chống đối và bạo loạn.
3. THAM NHŨNG TRONG GIÁO DỤC
Nơi nào có mùi tiền, nơi đó sẽ có tham nhũng. Một ‘bí mật’ mà ai cũng biết, đó là nhiều hiệu trưởng các trường phổ thông ở TQ đã thông đồng với các trung tâm dạy thêm tư nhân, để chuyển các tài nguyên giáo dục công ra khỏi trường học. Ví dụ như các giáo viên sẽ không dạy bất cứ thứ gì có giá trị trong giờ học chính khóa, và nói với học sinh rằng: Nếu muốn vượt qua các kỳ thi, hãy đăng ký các lớp học thêm bên ngoài.
#chinhtri #xuhuong #lichsu #trungquoc
Nguồn: tiktok Sử Dạo