Cán bộ và công chức là hai đối tượng khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm để phân biệt giữa cán bộ và công chức.
Về chế độ tuyển dụng
– Cán bộ: Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ (Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)
– Công chức: Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh (Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)
Về chế độ làm việc
– Cán bộ: Trong biên chế. Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ (Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)
– Công chức: Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Làm việc công vụ mang tính thường xuyên (Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)
Về chế độ tập sự
– Cán bộ: không cần tập sự
– Công chức:
+ 12 tháng với công chức loại C.
+ 6 tháng với công chức loại D.
(Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)
Về tiền lương
– Cán bộ: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)
– Công chức: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)
Về hình thức kỷ luật
– Cán bộ:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ gồm:
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Cách chức.
+ Bãi nhiệm.
(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
– Công chức: Với công chức được chia làm 2 trường hợp như sau:
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các hình thức kỷ luật gồm:
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Hạ bậc lương.
+ Buộc thôi việc.
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các hình thức kỷ luật gồm:
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Giáng chức.
+ Cách chức.
+ Buộc thôi việc.
(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).