Có 1 cách trả lời thể hiện sự thông minh, nhanh nhạy mà các ứng viên nên áp dụng khi nhận được câu hỏi về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn xin việc.
Trả lời câu hỏi này, nhiều người chọn cách nói ra mọi khiếm khuyết của bản thân. Một số còn lựa chọn cách thức ”hài hước hóa” câu trả lời: “Khiếm khuyết của tôi là làm việc quá sức và thường quên nghỉ giải lao”, “khiếm khuyết của tôi là cố gắng quá mức để đạt được sự hoàn hảo”, “lỗi của tôi là tôi không có lỗi.”
Nếu trả lời theo 2 cách này, bạn sẽ ngay lập tức mất điểm vì không chỉ bộc lộ rõ mặt yếu của bản thân, mà còn thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu nghiêm túc trong quá trình phỏng vấn. Những nhà tuyển dụng lâu năm còn có thể nhìn ra rằng, ứng viên đang cố tình tỏ ra thông minh, nhanh nhạy.
Để trả lời tốt được câu hỏi ”Điểm yếu của bạn là gì?”, trước tiên, các ứng viên cần hiểu mục đích thực sự của người phỏng vấn, sau đó mới lựa chọn cách đối đáp phù hợp.
Cụ thể, khi đặt ra câu hỏi ”Điểm yếu của bạn là gì?, nhà tuyển dụng đang muốn xem xét ứng viên trên 4 khía cạnh sau:
1. Kiểm tra khả năng tự nhận thức của ứng viên: Khi bạn nói ra những yếu điểm của bản thân đồng nghĩa với việc bạn nhận thức rõ những khuyết điểm của mình, từ đó biết cách sửa chữa và cải thiện. Những người không biết yếu điểm của mình là gì có thể do họ quá tự tin hay chưa đủ hiểu chính bản thân.
2. Kiểm tra thái độ tự kiểm tra của ứng viên: Việc tìm ra yếu điểm sẽ giúp các ứng viên biết được bản thân mạnh – yếu ở đâu, đồng thời không ngừng khám phá chính mình để tìm ra điểm chung với công việc và hòa nhập với môi trường nhanh chóng hơn.
3. Kiểm tra khả năng phản hồi ngay tại chỗ của ứng viên: Cách ứng viên trả lời câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn ra nhiều khía cạnh khác bên trong con người, cũng như đánh giá được EQ, IQ của các ứng viên xin việc.
4. Xem xét sự phù hợp của ứng viên với công việc: Tùy vào tính chất của công việc, nhà tuyển dụng có thể xem xét cách trả lời của ứng viên có phù hợp với vị trí công việc này hay không. Ví dụ như họ đang cần tuyển các ứng viên cho vị trí chăm sóc khách hàng. Những ứng viên có câu trả lời khéo léo, chân thành và thông minh sẽ dễ dàng ”ăn điểm” hơn.
1. Cần hiểu rõ tính chất của công việc: Bạn cần chuẩn bị trước, hiểu rõ đặc điểm nghề nghiệp mình ứng tuyển, tránh đưa ra những yếu điểm ”đại kỵ” đối với vị trí công việc đang ứng tuyển.
2. Nói ra một số điểm yếu rõ ràng nhưng thực chất lại là điểm mạnh: Ví dụ khuyết điểm của bạn là quá kỹ tính, chi tiết, cần nhiều thời gian để suy xét và tìm phương pháp giải quyết. Trên thực tế đây là một yếu điểm, nhưng lại thể hiện tính tỷ mỉ, cẩn thận trong công việc.
3. Hãy nêu một khuyết điểm mà bạn có thể tìm cách khắc phục: Sau khi nói ra khuyết điểm, bạn cần khẳng định bản thân luôn nhận thức rõ về chúng và luôn nỗ lực khắc phục trong thời gian ngắn để không làm ảnh hưởng đến công việc.
Gợi ý câu trả lời: Khiếm khuyết của tôi là không giỏi từ chối người khác. Khi người khác mời tôi giúp đỡ, tôi sẽ giúp. Dù công việc có bận đến đâu tôi cũng rất ngại từ chối. Tôi biết rằng, thỉnh thoảng việc giúp đỡ người khác quá nhiều sẽ làm hiệu suất công việc của bản thân tụt giảm. Tôi cũng nhận thấy những vấn đề của bản thân và tôi liên tục điều chỉnh cách làm việc của mình. Tôi sắp xếp và giải quyết công việc theo mức độ ưu tiên và nghiêm trọng của chúng. Nếu tôi thực sự không có thời gian để giúp đỡ người khác, tôi sẽ giải thích để đối phương hiểu thay vì từ chối thẳng thừng.
Kiểu trả lời này không chỉ khiến người phỏng vấn cảm thấy ứng viên có thái độ tự nhận thức mà còn có tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc. Về khía cạnh khác, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng những người hay giúp đỡ người khác đều có kỹ năng chuyên môn tốt.
Trả lời theo cách này, bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn và có thể nắm giữ cơ hội trúng tuyển công việc bản thân mong muốn.
Nguồn: ccvcnews