Sự thật đằng sau con số chi ngân sách nhà nước cho Bộ Công an cao gấp 15 lần Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mấy hôm nay thấy nhiều bạn share cái biểu đồ chi ngân sách nhà nước năm 2024 cho Bộ Công an, Bộ Giáo dục – Đào tạo và Bộ Y tế, chi tiết như sau:

– Bộ GDĐT: 7.711 tỷ đồng

– Bộ Y tế: 7.010 tỷ đồng

– Bộ Công An: 113.271 tỷ đồng

(Bộ Công an cao gấp 15 lần Bộ GDĐT và cao gấp 16 lần Bộ Y tế).

Nhìn con số đó rất nhiều bạn đã có những suy diễn “chi cho Bộ Công An gấp 15-16 lần Bộ Giáo dục, Đào tạo và Bộ Y tế, như vậy là Việt Nam coi nhẹ Giáo dục, Đào tạo và Y tế, chỉ coi trọng ngành Công an”, nhiều bạn làm giáo dục, đào tạo hoặc y tế thì xót xa cho ngành mình, cho rằng ngành mình chỉ là con đẻ, con rơi.

Là người coi trọng dữ liệu và độ chính xác của dữ liệu, lại thường xuyên theo dõi thu chi ngân sách nhà nước, tôi biết ngay là sai. Vì bức xúc với những dữ liệu không dẫn nguồn, lại sai rất rõ rệt, tôi đi tìm nguồn dữ liệu chính thức để kiểm chứng.

Sau đây là dữ liệu chi ngân sách nhà nước năm 2024, tôi trích lại một phần từ cổng thông tin của Chính phủ và Bộ Tài chính được đăng công khai, có đủ số liệu từ năm 2006 đến nay (xem bảng kèm theo, chú ý các ô khoanh màu đỏ và xanh):

ngan-sach-cho-cong-an-1710398254.jpg
 

– Giáo dục: 352.635 tỷ đồng

– Y tế: 90.608 tỷ đồng

– Công An: 112.271 tỷ đồng

– Quốc phòng: 224.412 tỷ đồng

Sự khác biệt giữa hai dữ liệu ở chỗ: Ngành Công an và Quốc phòng chỉ có một đơn vị (một đầu mối) hưởng ngân sách nhà nước duy nhất, còn ngành giáo dục và y tế thì có nhiều đầu mối hưởng ngân sách nhà nước.

Ngành Giáo dục và ngành Y tế có hai nguồn ngân sách: từ ngân sách trung ương và từ ngân sách địa phương, mỗi nguồn lại chia làm hai hạng mục: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Dữ liệu mà mọi người share nhau chỉ là dữ liệu từ nguồn ngân sách trung ương hạng mục chi thường xuyên, thiếu hạng mục ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển và thiếu toàn bộ nguồn ngân sách địa phương (chi từ ngân sách địa phương lớn hơn 12 lần với ngành giáo dục và lớn hơn 5 lần với ngành y tế). Hơn nữa, giáo dục, đào tạo và y tế còn có nguồn thu từ xã hội hoá (các trường quốc tế, trường tư thục, dân lập, bệnh viện quốc tế, bệnh viện tư).

Chưa hết, ngành giáo dục còn có 2 Đại học Quốc gia: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 tổ chức trực thuộc Chính phủ, không trực thuộc Bộ GDĐT, nên có hạng mục ngân sách riêng.

Sau khi tìm hiểu nguồn đưa ra ra thông tin “chi ngân sách nhà nước cho Bộ Công an cao gấp 15 lần Bộ Giáo dục, Đào tạo” thì hoá ra là nguồn của Đài tiếng nói Hoa kỳ, bản tiếng Việt.

Không hiểu do họ không đọc kỹ, họ không hiểu cấu trúc chi ngân sách nhà nước có 2 nguồn: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, mỗi nguồn lại chia ra 2 hạng mục chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên và Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được tính riêng rẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo hay là họ có biết mà cố tình xuyên tạc, không cộng nguồn chi từ ngân sách địa phương cho giáo dục, đào tạo, y tế; không cộng ngân sách cho Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vào ngành giáo dục, đào tạo.

Dù vì bất kỳ lý do gì đi chăng nữa thì xin các trí thức (nhất là các trí thức trong ngành giáo dục, đào tạo và y tế), các doanh nhân đừng ngây thơ tin vào những dữ liệu vô lý đến thế, đừng share những thông tin vô lý như thế, đặc biệt đừng suy diễn dựa trên những dữ liệu sai số đến 45 lần.

PS:

– Ngân sách Quốc phòng tôi tính 2,32% GDP dựa trên căn cứ giảm dần từ 2,88% năm 2012 xuống 2,36% năm 2018.

– Ngân sách Công an tính 1% GDP vừa hợp lý với 2.32% ngân sách quốc phòng vừa giữ nguyên con số ban đầu.

Nguồn: https://vietnambusinessinsider.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay