Sau khi đi làm một thời gian ngắn, mình muốn chia sẻ một số kinh nghiệm mà mình nghĩ sẽ hữu ích cho những bạn trẻ mới bắt đầu công việc.
1. Luôn đúng giờ.
Theo tôi, nên có một lịch trình ổn định cho mọi hoạt động: từ việc đi làm, tới việc ăn và thời gian về nhà.
Điều này không chỉ giúp bạn có cơ hội quan sát đồng nghiệp, mà còn giúp bạn tự đánh giá kế hoạch làm việc của mình. Nó cũng giúp bạn hình thành một chuỗi thói quen tốt từ việc đi ngủ sớm tới việc chuẩn bị đồ dùng và quần áo để đến công ty đúng hẹn.
Bên cạnh đó, bạn nên chú trọng tới hiệu quả và kỷ luật trong công việc hơn là tới thời gian bạn ở công ty. Tôi có nhiều bạn bè thường ngồi lâu để suy nghĩ, lập kế hoạch hàng giờ ở công ty hoặc không có giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi thường xuyên hoặc dành quá ít thời gian để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục làm việc. Thay vì vậy, bạn nên đặt ra mục tiêu hoàn thành cùng một lượng công việc trong một khoảng thời gian nhất định để vừa đảm bảo chất lượng công việc và sức khỏe của bản thân.
Điều này không chỉ giúp bạn có cơ hội quan sát đồng nghiệp, mà còn giúp bạn tự đánh giá kế hoạch làm việc của mình. Nó cũng giúp bạn hình thành một chuỗi thói quen tốt từ việc đi ngủ sớm tới việc chuẩn bị đồ dùng và quần áo để đến công ty đúng hẹn.
Bên cạnh đó, bạn nên chú trọng tới hiệu quả và kỷ luật trong công việc hơn là tới thời gian bạn ở công ty. Tôi có nhiều bạn bè thường ngồi lâu để suy nghĩ, lập kế hoạch hàng giờ ở công ty hoặc không có giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi thường xuyên hoặc dành quá ít thời gian để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục làm việc. Thay vì vậy, bạn nên đặt ra mục tiêu hoàn thành cùng một lượng công việc trong một khoảng thời gian nhất định để vừa đảm bảo chất lượng công việc và sức khỏe của bản thân.
2. Luôn có tinh thần sẵn sàng chịu học hỏi, chịu làm.
Khi có ai đó yêu cầu bạn làm một việc gì, hãy đồng ý nếu bạn không chắc chắn về cách làm và tìm hiểu sau. Mỗi cơ hội trong công việc là một thách thức để bạn chứng tỏ khả năng của mình và tiến tới vị trí cao hơn. Hoặc ít nhất là để bạn nâng cao kỹ năng của bản thân. Bạn càng có thể làm được nhiều việc, bạn càng được mọi người tin tưởng và ảnh hưởng.
Tất nhiên, bạn cũng cần biểu lộ rõ ràng quan điểm và mục tiêu của bản thân và chọn lọc các vấn đề mà bạn đồng ý làm. Nhưng ở giai đoạn đầu, việc luôn tích cực, chủ động nhận việc sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người quản lý.
Tất nhiên, bạn cũng cần biểu lộ rõ ràng quan điểm và mục tiêu của bản thân và chọn lọc các vấn đề mà bạn đồng ý làm. Nhưng ở giai đoạn đầu, việc luôn tích cực, chủ động nhận việc sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người quản lý.
3. Luôn hỏi lý do bạn cần làm công việc bạn đang được giao.
Luôn thắc mắc về kiến thức, quy trình mà bạn được đào tạo hoặc được hướng dẫn trong suốt quá trình làm, đó là cách thức giúp bạn hiểu được ý nghĩa cốt lõi của quy trình/ kiến thức mà bạn đang làm, hơn là chỉ biết làm việc theo một trình tự, thói quen được bố trí trước. Việc này gần tạo cho bạn thói quen xấu về mặt tư duy học hỏi. Đây là nền tảng cho những đề xuất của bản sau thời gian làm việc có sự cải tiến hơn chất lượng công việc cá nhân, tập thể và chính công ty.
4. Hãy quan sát và kết thân với những người nắm vai trò “chủ chốt” trong công ty.
Họ là những người có tiếng nói, được mọi người lắng nghe và đi theo. Hoặc đơn giản là họ nắm trong tay các quyền quyết định các công việc. Việc quen biết càng nhiều người chủ chốt, giúp bạn xây dựng được vùng ảnh hưởng của bản thân, cũng như có nhiều cơ hội được chứng tỏ năng lực của bản thân. Tối thiếu nhất là bạn có được mạng lưới nguồn lực để giúp bạn giải quyết được các vấn đề phát sinh trong công việc.
5. Không tư duy “mặc định”
Việc bạn làm việc ở công ty giống một hợp đồng hợp tác giữa bạn và công ty. Vì thể mỗi khi có bất kì sự thắc mắc, lăn tăn về công việc thì hay trao đổi với quản lý của bạn để làm rõ các quan điểm và mong đợi.
Hạn chế việc bạn hiểu sự việc theo một cách và mặc định như vậy? Trường hợp xấu nhất là việc bạn nghĩ tiêu cực: như ý kiến của bạn không được ghi nhận, bạn cảm thấy có sự bất công trong các quyết định đề cử của quản lý. Hãy đặt câu hỏi hơn là việc thắc mắc và mặc định. Vì một khi bạn đã “lăn tăn” vừa làm việc không hiệu quả vừa ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Tốt nhất là nên làm rõ để xác định mình có phù hợp hay lựa chọn việc rời đi.
6. Cuối cùng và tiên quyết nhất – hãy chọn người Sếp tốt để theo.
May mắn nhất của một người nhân viên là có được người sếp tốt. Người có khả năng nhìn được năng lực của bạn, đưa lời khuyên, môi trường để bạn phát triển. Cách nhận biết là quan sát năng lực của những người mà Sếp đang quản lý, nó giúp bạn xác định thực lực của Sếp mình.
Bạn cần phải có năng lực để trở thành một nhân viên mà sếp tin tưởng.
Hãy làm việc với tâm huyết và chuyên nghiệp. Đừng để sếp phải lo lắng về những chi tiết nhỏ như đũa, chanh,… mà chỉ cần tận hưởng kết quả. Vì nếu sếp phải can thiệp vào công việc của bạn 😀 thì bạn sẽ không có cơ hội để ở lại (họ đang trả tiền cho bạn để bạn làm việc mà ^^)
Hãy làm việc với tâm huyết và chuyên nghiệp. Đừng để sếp phải lo lắng về những chi tiết nhỏ như đũa, chanh,… mà chỉ cần tận hưởng kết quả. Vì nếu sếp phải can thiệp vào công việc của bạn 😀 thì bạn sẽ không có cơ hội để ở lại (họ đang trả tiền cho bạn để bạn làm việc mà ^^)