Bản thân chúng ta cũng cần biết thanh lọc tâm hồn, vứt bỏ gánh nặng, điều chỉnh trạng thái, lao thật nhanh tới năm mới.
Tết đến xuân sang, mỗi gia đình sẽ tiến hành tổng dọn dẹp, phủi bụi bẩn, cầu mong sự trong sạch và may mắn trong năm tới.
Bản thân chúng ta cũng cần biết thanh lọc tâm hồn, vứt bỏ gánh nặng, điều chỉnh trạng thái, lao thật nhanh tới năm mới.
01
Dọn dẹp kinh nghiệm
Có một câu chuyện như sau:
Thời xa xưa tại Trung Quốc, nước Sở muốn tấn công nước Tống một cách bất ngờ nên cử người đi đánh dấu các bến nước sông, tuy nhiên, được một thời gian thì nước sông đột nhiên dâng cao.
Nhưng ngay cả như vậy, quân Sở vẫn đi bộ vào ban đêm dọc theo các điểm đánh dấu và hơn một nghìn người đã chết đuối.
Mọi thứ trên thế giới luôn thay đổi, nếu cứ bám vào cái gọi là chủ nghĩa kinh nghiệm, bạn sẽ thường xuyên gặp rắc rối.
“Thuyết gà tây” nổi tiếng cho rằng bộ não của chúng ta trở nên phụ thuộc vào những trải nghiệm trong quá khứ và theo thời gian sẽ hình thành một tư duy cố định, khi nguy hiểm thực sự ập đến, chúng ta sẽ trở nên đờ đẫn và tê liệt.
Jack Welch được mệnh danh là CEO hàng đầu trên thế giới, ông đã giúp tập đoàn General Motors vốn đang trên bờ vực phá sản phát triển thành gã khổng lồ với giá trị thị trường hơn 400 tỷ.
Có người đề nghị ông viết ra kinh nghiệm quản lý của mình và xuất bản nó thành một cuốn sách
Ông mỉm cười và nói: “Vậy thì tôi phải đi lục lại thùng rác rồi.”
Thì ra ông không bao giờ lưu giữ hồ sơ và thậm chí còn yêu cầu công ty phải dọn dẹp hồ sơ nội bộ thường xuyên.
Bởi vì ông không muốn nhân viên dựa quá nhiều vào kinh nghiệm trong quá khứ khi gặp vấn đề.
Kinh nghiệm sống, trải nghiệm rất quan trọng nhưng đôi khi chúng có thể trở thành xiềng xích, nhốt bạn trong chiếc lồng định kiến.
Tác gia Montaigne từng viết: “Nhận ra sự thiếu hiểu biết của bản thân là cách đáng tin cậy nhất để hiểu thế giới.”
Tìm kiếm kiến thức với tâm lý chiếc cốc rỗng và hiểu thế giới với tư duy phát triển.
Khi những bức tường của chủ nghĩa kinh nghiệm bị phá bỏ, thế giới của chúng ta sẽ rộng lớn hơn.
02
Dọn sạch những ham muốn
“Lược sử loài người” nói rằng mọi nỗi đau đều xuất phát từ ham muốn.
Cuộc sống không hề cay đắng, cái đắng là ham muốn quá mức, lòng người vốn không hề mệt mỏi, cái mệt mỏi là đòi hỏi quá nhiều.
Có một câu chuyện như sau:
Có một chú thỏ rất thích mặt trăng, không giống như những chú thỏ khác, mặt trăng có nét quyến rũ rất riêng trong mắt nó.
Ông trời nhìn ra được tấm lòng của nó nên đã thưởng cho nó mặt trăng.
Ngày hôm sau, thỏ trắng vẫn ra bãi cỏ ngắm trăng.
Nhưng tâm trạng của nó lại hoàn toàn khác, trong đầu nó chợt nảy ra một ý nghĩ: “Đây là mặt trăng của mình!”
Nó nhìn chằm chằm vào mặt trăng như một người đàn ông giàu có nhìn chằm chằm vào kho vàng của mình.
Khi mây đen che khuất mặt trăng, nó hồi hộp lo lắng, sợ kho báu bị thất lạc; khi trăng tròn mất đi, nó cảm thấy đau lòng giống như bị cướp mất một thứ gì đó.
Ánh trăng không còn sức hấp dẫn nữa, mà thay vào đó, nó gợi lên nỗi lo được và mất.
Thật khó để lấp đầy khoảng trống ham muốn và không biết hài lòng với những gì mình đang có, đây có lẽ là nguồn gốc bất hạnh của nhiều người.
Có một khái niệm về “ngưỡng” trong tâm lý học: khi ham muốn được kích thích, giá trị của hạnh phúc của con người sẽ ngày càng cao hơn và hạnh phúc do cùng một thứ mang lại sẽ có xu hướng giảm dần.
Một người không hạnh phúc, thường không phải do anh ta có quá ít mà là vì anh ta ham muốn quá nhiều.
Nếu trong lòng đầy ham muốn, vậy thì dù có ngàn căn biệt thự, lòng cũng sẽ chán nản, bất hạnh.
Sống ở đời, con người chắc chắn sẽ cảm thấy đau khổ nếu dùng thời gian và sức lực có hạn để theo đuổi những ham muốn vô hạn.
Trong năm mới, hãy kiểm soát những ham muốn của bản thân, rèn luyện cho mình sự hài lòng, cuộc sống của bạn sẽ tràn ngập niềm vui.
03
Dọn dẹp gánh nặng
Có một hẻm núi dốc với dòng nước chảy xiết ở phía dưới và một vài sợi dây nối thành cầu bắc ngang qua.
Một nhóm ba người, một người mù, một người điếc và một người bình thường, đến hẻm núi và chuẩn bị qua cầu.
Họ lần lượt nắm lấy sợi dây và tiến về phía trước trên không.
Sau đó, người mù qua được vách núi, người điếc cũng qua được, chỉ duy nhất người bình thường rơi xuống dòng nước chảy xiết phía bên dưới.
Kết quả bất ngờ nhưng hợp lý.
Người mù không nhìn thấy vách đá dựng đứng, người điếc không nghe thấy tiếng nước chảy ào ào nên có thể bình tĩnh qua cầu.
Nhưng trước khi chết, người bình thường vẫn nghĩ, vách đá dựng đứng như vậy, nếu ngã xuống, chắc chắn mình sẽ chết.
Suy nghĩ quá nhiều là vấn đề chung của nhiều người.
Chúng ta lo lắng về cuộc sống, nhìn người khác thay đổi theo từng năm, trong khi chúng ta không hề tiến bộ, chúng ta lo lắng và không thể ngủ được.
Chúng ta phải lo lắng về những mối quan hệ giữa các cá nhân, nào là sếp gây khó khăn, nào là đồng nghiệp hay mỉa mai, cứ như vậy, chúng ta không ngừng rơi vào những xích mích nội tâm.
Nếu một người bị ràng buộc bởi nhiều suy nghĩ xao lãng khác nhau, cơ thể và tâm trí của người đó sẽ trở nên kiệt sức.
Cuộc sống giống như một bông hoa, chỉ khi cắt đi những cành thừa, hoa mới có thể nở rộ rực rỡ.
Trong năm mới, hãy học cách thư giãn, xem nhẹ mọi việc.
Khi tâm trí không còn lo lắng, rất nhiều việc sẽ diễn ra một cách tự nhiên.
04
Dọn dẹp thành tựu
Khi nhà văn người Trung Quốc, Yan Lianke giành được Giải thưởng Văn học Kafka, thông tin này đã gây chấn động khắp cả nước, các phóng viên cũng như giới truyền thông đổ xô tìm đến ông.
Tuy nhiên, ông đã nhiều lần từ chối phỏng vấn và nói:
“Đoạt được giải thưởng văn học chắc chắn là một điều tốt. Nhưng nếu không cẩn thận, bạn rất dễ rơi vào tình thế nguy hiểm – nghĩ rằng từ nay trở đi mình thực sự sẽ trở thành một bậc thầy văn học quốc tế.”
Trong năm qua, dù có tiến bộ vượt bậc trong học tập hay đạt được thành tựu lớn trong công việc, cũng hãy nhìn nhận với nó với thái độ bình thường.
Để bị cuốn đi bởi vinh quang của hiện tại sẽ rất dễ khiến bạn dậm chân tại chỗ.
Ở tuổi 81, nhà văn Kim Dung đã nhận được danh hiệu “Tiến sĩ văn học danh dự” của Đại học Cambridge nhờ thành tựu văn chương của mình.
Tuy nhiên, ông vẫn chủ động nộp đơn xin học chương trình Tiến sĩ tại Đại học Cambridge.
Khi Richard, một người liên hệ từ Đại học Cambridge giải thích rằng ông không cần thiết phải học lấy bằng Tiến sĩ, ông đã kiên quyết nói: “Bà Richard, tôi không đến Cambridge chỉ vì tấm bằng, tôi cảm thấy hiểu biết của mình chưa đủ rộng và muốn học hỏi từ các giáo sư ở Cambridge”.
Vì vậy, gã khổng lồ văn học này đã bắt đầu sự nghiệp sinh viên của mình và cuối cùng nhận được học giả danh dự và tiến sĩ triết học tại Đại học Cambridge ở tuổi 86.
Dù thành tích của bạn có cao đến đâu, thực tế thì con người ở đời này chỉ có một danh tính duy nhất, đó là “người học”.
Có thể bạn sẽ cảm thấy tự mãn vì sự tiến bộ của mình, nhưng khi nhìn lên, bạn sẽ nhận ra rằng núi cao luôn có núi cao hơn.
Muốn tiến bộ hơn nữa trong cuộc sống, bạn phải luôn giữ cho mình một thái độ khiêm tốn.
Nhà văn Nhật Bản Osamu Dazai nói rằng sau bao khó khăn trong cái gọi là thế giới loài người, điều duy nhất tôi sẵn lòng coi là chân lý, chính là câu nói:
“Mọi chuyện rồi sẽ qua.”
Thế giới giống như một cuốn sách, dù vinh quang, hạnh phúc, thất bại hay đau khổ, mỗi trang đều sẽ được lật qua.
Đừng tự nhốt mình vào quá khứ đã trôi qua; cũng đừng luôn lo lắng về hiện thực, vì bạn vẫn phải sống.