Bị té xe khi đi làm vẫn được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động

Người lao động đang chạy xe máy đi làm thì tự ngã trên đường, bị thương rất nặng, nằm viện 3 tháng mới khỏi. Vậy người này có được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động hay không?

Anh Khương phụ trách nhân sự của công ty, đang giải quyết chế độ cho một người lao động bị tai nạn. Người lao động trên đang di chuyển đi làm bằng xe máy thì tự ngã, bị thương nặng.

Sau 3 tháng điều trị, người này đã ra viện và giám định suy giảm sức khỏe với mức 40%. Kết quả điều tra tai nạn xác định đây là tai nạn lao động (TNLĐ) với lỗi của người lao động.

Anh Khương hỏi: “Công ty sẽ chi trả những khoản tiền nào cho người lao động? Công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động trong thời gian điều trị (3 tháng) và thời gian chờ kết quả giám định (2 tháng)?”.

Ngoài ra, anh Khương cũng thắc mắc là cơ quan BHXH có chi trả khoản tiền nào cho người lao động trên hay không?

Theo BHXH Việt Nam, điều kiện hưởng chế độ TNLĐ được quy định tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

Bị té xe khi đi làm vẫn được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động - 1

Về trách nhiệm của công ty đối với trường hợp người lao động bị tai nạn trên, BHXH Việt Nam cho biết được quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, công ty có 4 trách nhiệm phải thực hiện.

Thứ nhất, phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị TNLĐ.

Thứ 2, phải thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ với các khoản như sau: Phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%; toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

Thứ 3, công ty phải trả đủ tiền lương cho người lao động bị TNLĐ phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

Thứ 4, bồi thường cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động (mức bồi thường cho người lao động bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra).

Bị té xe khi đi làm vẫn được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động - 3

Về đóng BHXH đối với người lao động trong thời gian bị TNLĐ phải nghỉ việc điều trị, theo BHXH Việt Nam, Khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định công ty phải trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động thì tất nhiên phải đóng BHXH cho họ trong thời gian trả lương.

Về phần chi trả của cơ quan BHXH, người lao động trên có thể được hưởng trợ cấp hằng tháng từ cơ quan BHXH vì người này bị suy giảm khả năng lao động 40% (mức thấp nhất là từ 31% trở lên).

Nếu người lao động suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng mức trợ cấp hằng tháng bằng 30% mức lương cơ sở. Sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Ngoài mức trợ cấp quy định trên, hằng tháng, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Cụ thể, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ. Sau đó, cứ thêm 1 năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3%.

Ngoài ra, người lao động bị TNLĐ mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

Nguồn: ccvcnews

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay