Để trở thành công chức phải đáp ứng một số điều kiện nhất định và phải trải qua thi tuyển/xét tuyển. Theo đó, người khuyết tật có được thi công chức không?
Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010 nhấn mạnh quyền bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội.
Căn cứ theo Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức gồm:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây, không phân biệt dân tộc, nam nữ thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (do cơ quan sử dụng công chức xác định)
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt nam
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân dự
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Theo đó, người khuyết tật hoàn toàn có quyền được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội.
Trường hợp người khuyết tật khi có nguyện vọng trở thành công chức thì cần đáp ứng được những yêu cầu, điều kiện nêu trên. Đặc biệt là yêu cầu đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người khuyết tật có được cộng điểm thi công chức?
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định đối tượng được ưu tiên trong thi tuyển/xét tuyển công chức gồm:
– Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
– Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Theo đó, người khuyết tật không thuộc đối tượng được cộng điểm ưu khi thi tuyển/xét tuyển công chức.
3. Công chức là người khuyết tật có được hưởng trợ cấp hằng tháng?
Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng là đối tượng được hưởng trợ cấp hằng tháng, không phân biệt người đó có phải là công chức hay không.
– Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát/không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn/suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần đầu bài viết, người khuyết tật muốn trở thành công chức phải đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe theo quy định để thực hiện nhiệm vụ, công việc, do đó, khá khó để người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đáp ứng yêu cầu này.
Do đó, thực tế, rất khó để công chức là người khuyết tật được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Nguồn: laodong.vn