Luật Đấu thầu 2023 mới nhất: Những quy định quan trọng cần biết

Xin hỏi Luật Đấu thầu 2023 mới nhất có những quy định quan trọng nào cần chú ý? – Bảo Nguyên (Hà Nội)

Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, quy định các vấn đề sau: quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu; cách thức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu và lựa chọn nhà đầu tư cho dự án đầu tư kinh doanh.

Chính sách ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Căn cứ Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 quy định về chính sách ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư như sau:

(1) Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

(1.1) Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;

(1.2) Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

(1.3) Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;

(1.4) Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;

(1.5) Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;

(1.6) Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

(1.7) Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật;

(1.8) Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.

(2) Các ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

(2.1) Xếp hạng cao hơn cho nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi và nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được đánh giá ngang nhau;

(2.2) Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định, dựa trên kỹ thuật, kết hợp giữa kỹ thuật và giá để so sánh, xếp hạng;

(2.3) Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá để so sánh, xếp hạng;

(2.4) Được ưu tiên trong đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí khác trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;

(2.5) Gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng được dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ tham dự thầu. Trường hợp đã tổ chức đấu thầu, nếu không có doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ đáp ứng được yêu cầu thì được phép tổ chức đấu thầu lại và cho phép các doanh nghiệp khác được tham dự thầu.

(3) Việc áp dụng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:

(3.1) Đối tượng quy định tại các điểm (1.1), (1.2), (1.3) và (1.7) được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm (2.2) hoặc (2.3) khi tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa, hỗn hợp;

(3.2) Đối tượng quy định tại điểm (1.4) và (1.5) được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm (2.2) hoặc (2.3) khi tham dự gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp tổ chức đấu thầu quốc tế;

(3.3) Đối tượng quy định tại điểm (1.8) được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm (2.1) khi tham dự gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp tổ chức đấu thầu trong nước;

(3.4) Đối tượng quy định tại điểm (1.6) được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm (1.1) và (1.5) khi tham dự gói thầu xây lắp tổ chức đấu thầu trong nước;

(3.5) Ngoài ưu đãi theo quy định tại điểm (2.2) hoặc (2.3), nhà thầu quy định tại điểm (1.3) và (1.7) còn được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm (1.4) khi tham dự thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp tổ chức đấu thầu trong nước;

(3.6) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tổ chức đấu thầu trong nước mà có ít nhất 03 hãng sản xuất cho 01 mặt hàng xuất xứ trong nước đáp ứng về kỹ thuật, chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào hàng hóa xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.

(4) Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

(4.1) Nhà đầu tư có giải pháp ứng dụng công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

(4.2) Nhà đầu tư cam kết chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

(5) Các ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

(5.1) Xếp hạng cao hơn cho nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi và nhà đầu tư không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được đánh giá ngang nhau;

(5.2) Cộng thêm điểm vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng.

Luật Đấu thầu 2023 mới nhất: Những quy định quan trọng cần biết

Những quy định quan trọng cần biết tại Luật Đấu thầu 2023 mới nhất (Hình từ internet)

Quy định về lộ trình bắt buộc đấu thầu qua mạng

Căn cứ Khoản 1 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 quy định đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình sau đây:

(i) Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ.

(ii) Từ ngày 01/01/2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023.

5. Chính phủ quy định việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại khoản 6 Điều 51 Luật Đấu thầu 2023; kỹ thuật đấu thầu qua mạng phù hợp với tính năng và sự phát triển của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; quy trình, thủ tục, chi phí đấu thầu qua mạng; lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng; những trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

>>> Xem chi tiết tại đây

Quy định đấu thầu thuốc, thiết bị y tế

Luật Đấu thầu 2023 quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; việc ưu đãi trong mua thuốc; gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế được đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu: Xem chi tiết tại đây

Quy định lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với các gói thầu không thể lựa chọn nhà thầu theo quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28 Luật Đấu thầu 2023, bao gồm: Xem chi tiết tại đây

Quy định về mua sắm tập trung trong đấu thầu

Việc mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh;

– Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định.

Xem thêm chi tiết tại đây

Các hình thức lựa chọn nhà thầu

Căn cứ Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:

– Đấu thầu rộng rãi;

– Đấu thầu hạn chế;

– Chỉ định thầu;

– Chào hàng cạnh tranh;

– Mua sắm trực tiếp;

– tự thực hiện;

– Tham gia thực hiện của cộng đồng;

– Đàm phán giá;

– Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định nêu trên, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.

Nguồn: ccvcnews

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay