Ở chốn công sở nhiều năm khiến tôi thấm thía những sự thật khốc liệt về cuộc đời, hiểu tại sao có người đi làm nhiều năm vẫn dậm chân tại chỗ. Nhưng có một số người lại chỉ mất vài năm ngắn ngủi đã thăng tiến, đạt được thành công.
1. Làm việc chăm chỉ nhưng chưa chắc đã nhận được lương cao
Tôi đã đi làm rất nhiều năm, mỗi ngày đều chăm chỉ hết mình để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, cuối tháng khi nhận lương tôi thấy hụt hẫng, cảm thấy không xứng đáng với công sức bỏ ra. Bởi tại sao mình đã nỗ lực và chăm chỉ nhưng không có thưởng, hay các đãi ngộ khác.
Và sau này, tôi đã hiểu ra vấn đề của mình, không phải cứ làm việc chăm chỉ là sẽ được nhận lương cao. Sự chăm chỉ trong công việc không tính bằng thời gian làm mà nó đến từ giá trị và lợi ích mà bạn mang lại cho công ty.
Thông qua một buổi chia sẻ của những doanh nhân thành đạt, họ cho biết nhiều người đang làm những việc đơn giản, nhàm chán và lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác. Những công việc này chiếm nhiều thời gian, khiến họ luôn trong trạng thái bận rộn. Và dù con người ai cũng có ước mơ trở nên thành công, giàu có. Nhưng rất ít người thực sự hành động, nỗ lực để biến điều này thành hiện thực.
2. Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực
Nếu bạn thấy một ngành nghề đang phát triển hay một kế hoạch, dự án có khả năng thành công thì đừng ngần ngại, hãy nắm lấy cơ hội và cố gắng phấn đấu. Bởi khi đi làm, bạn sẽ hiểu rằng dù bản thân có kỹ năng tốt đến mấy nhưng chọn sai công việc, sai ngành nghề sẽ mãi dậm chân tại chỗ, không thăng tiến được. Vậy nên, hãy linh hoạt nắm bắt cơ hội để có được thành công.
Và hãy nhớ, nỗ lực là cơ sở của lựa chọn. Nếu bạn không làm việc chăm chỉ, cố gắng phấn đấu thì bạn thậm chí có thể không có cơ hội để đưa ra lựa chọn.
3. Chọn đúng người dẫn dắt là cực kỳ quan trọng
Những người sếp tốt sẽ biết cách hỗ trợ nhân viên phát triển một cách toàn diện, có những trải nghiệm thú vị trong quá trình làm việc. Hơn nữa, nếu sếp tâm lý sẽ thấu hiểu và biết cách chia sẻ cùng nhân viên. Họ gần gũi và không khác gì những người anh chị lớn trong gia đình.
Vậy nên, có sự theo dõi và đồng hành của người dẫn dắt tốt sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều động lực để cố gắng trong công việc và cuộc sống. Ngược lại, nếu chẳng may gặp phải người sếp không có năng lực chuyên môn mà chỉ hứa hẹn thăng chức, tăng lương nhanh thì hãy chuyển bộ phận. Hoặc bạn nên đổi công ty sớm để có cơ hội phát huy hết năng lực.
4. Không phù hợp không phải bạn không có năng lực
Hầu hết chúng ta đều gặp khó khăn trong lựa chọn ngành nghề và công việc phù hợp. Ví dụ như có người bị nói là thiếu kỹ năng trong công việc, bản thân không hợp làm ngành này, hay có người đi phỏng vấn bị công ty từ chối,…
Điều này vô hình khiến chúng ta sinh ra tâm lý tự tin. Không ít người chia sẻ, họ cảm thấy bản thân kém cỏi, không đủ năng lực. Từ đó họ cảm thấy nhụt chí, không còn muốn phấn đấu khiến cuộc đời trở nên chật vật, khó khăn. Họ thiếu lạc quan, luôn lo lắng, dè dặt không chỉ trong công việc mà còn ngoài cuộc sống.
Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, muốn thành công thì đừng để lời nói của người khác ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc. Không phù hợp không phải là bạn không đủ năng lực mà là do chưa phải cơ hội dành cho bạn. Thay vì tự ti và nhụt chí thì chúng ta nên xem xét lại bản thân, và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.