Tại nơi làm việc, có thể bạn sẽ nhận ra một hiện tượng đó là những nhân viên có năng lực tốt chưa hẳn là nhân viên được sếp yêu thích.
Ngược lại, lãnh đạo đôi khi lại ưu ái những nhân viên có tính cách ôn hòa, có trách nhiệm và biết đồng cảm.
Nhiều người cho rằng làm cấp dưới thì khả năng làm việc phải được đặt lên hàng đầu nhưng thực tế không phải vậy.
Năng lực làm việc chỉ là tấm vé vào cửa, là ngưỡng tối thiểu để bạn vào công ty, nhưng nó không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ được thăng chức.
Một ông chủ thông minh thường chú ý nhiều hơn đến sự ăn ý giữa bản thân và nhân viên. Dù có năng lực tới mấy, nhưng nếu không đáp ứng được “khế ước tâm lý” của sếp, vậy thì tất cả đều vô ích.
Vấn đề nan giải của nhân viên có năng lực cao
“Năng lực là bạc, quan hệ là vàng, thái độ là kim cương”
Câu nói nổi tiếng này có lẽ chỉ những người đã đi làm lâu năm mới hiểu được.
Dù bạn ở môi trường nào, khả năng, mối quan hệ và tính cách là ba yếu tố quan trọng cho sự phát triển của một cá nhân. Trong ba yếu tố này, năng lực thường được đánh giá quá cao, trong khi vai trò của các mối quan hệ và tính cách thường bị đánh giá thấp. Đặc biệt là những nhân viên có năng lực, họ có thể rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, cho rằng chỉ cần có đủ năng lực thì có thể được sếp đánh giá cao, nhưng thực tế không phải vậy.
Những nhân viên năng động, văn võ song toàn thường để lại ấn tượng đầu tiên rất tốt với sếp, nhưng sau khi tiếp xúc nhiều, bạn sẽ thấy họ thường bỏ qua tầm quan trọng của tinh thần đồng đội và giao tiếp bởi vì về sự tự tin thái quá của bản thân.
Trong quá trình làm việc, những nhân viên như vậy có thể bỏ qua cảm xúc của đồng nghiệp và thậm chí gây ra sự bất mãn trong nhóm.
Công ty của một người bạn từng tuyển dụng một lập trình viên có tay nghề cao, năng lực của anh ấy vô cùng ấn tượng, nhưng anh ấy đồng thời cũng thường không quan tâm đến người khác.
Chưa dừng lại ở đó, anh ấy còn có một thói quen rất tai hại đó là luôn ngắt lời người khác phát biểu trong cuộc họp, đồng nghiệp phát biểu ý kiến về nhu cầu của người dùng và xu hướng thị trường, anh ta lập tức phản hồi, chỉ cho phép giải quyết vấn đề theo ý tưởng của mình.
Nhân viên công ty từ trên xuống dưới không thể chịu nổi, cuối cùng người bạn đã phải cho anh ta nghỉ việc. Thực tế, mỗi một người đi làm đều nên hiểu rằng nơi làm việc là nơi làm việc nhóm, không ai có thể một mình hoàn thành hết mọi công việc.
Lãnh đạo thích nhân viên “hợp ý mình”
“Thành công của một người phụ thuộc vào việc anh ta đứng cùng ai.”
Đây là những chia sẻ của diễn giả nổi tiếng người Mỹ, Louis Roy, và chúng cũng tiết lộ một sự thật: ở nơi làm việc, những nhân viên hợp với lãnh đạo thường được ưu ái hơn.
Trong phim “The Devil Wears Prada”, nhân vật chính Andy có năng lực không nổi bật nhưng lại được sếp sủng ái và trở thành cánh tay phải của sếp.
Lý do là Andy có thể hiểu ý định của sếp, cung cấp dữ liệu và thông tin sếp cần, đồng thời hiểu sâu sắc sở thích và phong cách của sếp. Những nhân viên như vậy đương nhiên sẽ được sếp ưu ái.
Trên thực tế, đối với nhiều nhà lãnh đạo, hầu hết những nhân viên thực sự “ăn ý” đều có một đặc điểm – sự chân thành.
Có một câu nói rất hay: “Chìa khóa của quản lý là giao tiếp, chìa khóa của giao tiếp là chân thành, và chìa khóa của sự chân thành là sự chân thành”. Nhiều nhà lãnh đạo có xu hướng ưa chuộng những nhân viên có tính cách ôn hòa, biết tôn trọng người khác, có tinh thần trách nhiệm và biết đồng cảm. Những nhân viên như vậy không chỉ có khả năng thực hiện tốt công việc mà còn có thể thiết lập mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên.
Thái độ có thể quyết định vận mệnh sự nghiệp
Nếu khả năng là phần cứng của một người thì tính cách, thái độ là phần mềm.
Tính cách của một người có thể quyết định số phận của người đó. Nếu một nhân viên có năng lực gặp vấn đề trong tính cách của mình, vậy thì sự phát triển nghề nghiệp của anh ta cũng sẽ bị hạn chế.
Tiểu thuyết gia người Anh, Dickens từng nói: “Một tâm thái lành mạnh có sức mạnh hơn cả trăm trí tuệ”.
Sức mạnh của tính cách là rất lớn. Trong phim “The Shawshank Redemption”, tuy nhân viên ngân hàng Andy bị bắt oan nhưng sự ngoan cường và kiên trì đã giúp anh thoát khỏi nhà tù, điều đó cũng chứng tỏ sức mạnh của tính cách.
Tại nơi làm việc, một sự cố nhỏ xảy ra muộn cũng tiết lộ số phận sự nghiệp của một người. Những người có tính cách chủ động sẽ lên kế hoạch trước cho thời gian của mình để tránh những chuyện tương tự xảy ra; trong khi những người có tính cách tiêu cực có thể đổ lỗi cho sự bất khả kháng rồi bước vào công ty như không có chuyện gì xảy ra.
Trong môi trường làm việc hiện đại, tinh thần đồng đội ngày càng trở nên quan trọng. Nếu một nhân viên có năng lực không thể hòa nhập vào nhóm, giá trị của anh ta sẽ giảm đi rất nhiều.
Lãnh đạo của tôi thường nói thế này: “Tài năng của một người là vị trí của anh ta, còn khả năng của một nhóm là tương lai của nhóm đó”.
Nhân viên được sếp yêu thích không bao giờ là người có năng lực nhất. Điều họ đánh giá cao hơn cả là khả năng và nhân cách toàn diện của một nhân viên.
Nếu một nhân viên có năng lực không thể hòa nhập vào nhóm hay thiết lập mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, vậy thì sự phát triển nghề nghiệp của anh ta sẽ bị hạn chế. Vì vậy, một nhân viên xuất sắc không chỉ cần kỹ năng chuyên môn xuất sắc mà còn phải có một nhân cách và phẩm chất đạo đức xuất sắc thì mới có thể thành công trong công việc.
Nguồn: cff