400 câu trắc nghiệm kiến thức chung có đáp án

 

TRANG THÔNG TIN TUYỂN NGƯỜI NHÀ NƯỚC

&

 

   400 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ ĐÁP ÁN

MÔN KIẾN THỨC CHUNG

(tài liệu tham khảo)

  

Pages: Tuyển Người nhà nước

Website: ccvc.com.vn

 

 Câu 1: Một trong những hình thức hoạt động nào dưới đây là hình thức hoạt động của Chính phủ?

  1. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc Hội.
  2. Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp.
  3. Phiên họp Chính phủ.
  4. Giáo dục pháp luật trong nhân dân.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm của cơ quan Nhà nước?

  1. Tính không vụ lợi.

2. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị.

     3. Tính quyền lực Nhà nước.

4.Tinh dân chủ.

Câu 3: Loại công văn nào dưới đây quy định không phải vào sổ?

  1. Công văn gửi Đảng uỷ,
  2. Công văn mật.
  3. Thư viết tay trao đổi công việc giữa lãnh đạo hai cơ quan nhà nước cấp huyện.
  4. Công văn của cơ quan chủ quản.

Câu 4: Trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ta có:

  1. Mặt trận Tổ quốc.
  2. b. Văn phòng Chính phủ.
  3. Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
  4. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 5: Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?

  1. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên.
  2. Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
  3. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
  4. Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Câu 6: Thường trực HĐND có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?

  1. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
  2. Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương.
  3. Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước và của công dân, chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.
  4. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.

Câu 7: Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?

  1. Giữ liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc VN cùng cấp.
  2. Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.
  3. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
  4. Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.

Câu 8: Một trong những phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN là:

  1. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
  2. Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân.
  3. Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với Nhà nước và giữa Nhà nước với công dân.
  4. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 9: Uỷ ban nhân dân ( UBND) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

  1. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
  2. Tổ chức, chỉ đạo công tác xét xử ở địa phương.
  3. Soạn thảo Hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế quốc tế.
  4. Quyết định những chủ trương, biện pháp lớn để xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt.

 

Xem Full tài liệu ( miễn phí ) tại đây

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay