Câu 1: Đồng chí hiểu thỊ nào là cán bộ, công chức? Chế độ công chức dự bị được quy định như thế nào trong pháp lệnh cán bộ, công chức? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa công chức và công dân?
Trả lời:
A. Anh chị hiểu thỊ nào là cán bộ, công chức?
Tại chương I, Pháp lệnh công chức quy định như sau:
Điều 1
1. Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm;
a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ
thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ
thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân;
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp;
g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp xã.
2. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 1 Điều này được hưởng
lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng
lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.”
Điều 2
Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn
luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công
vụ được giao.
Điều 3
Cán bộ, công chức ngoài việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh này, còn phải tuân theo các
quy định có liên quan của Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
các văn bản pháp luật khác.
Điều 4
Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo
đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
Điều 5
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quy định cụ thể việc áp
dụng Pháp lệnh này đối với những người do bầu cử không thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm g
khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Pháp lệnh này đối với sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong
các doanh nghiệp nhà nước.”
“Điều 5a.
Chính phủ quy định chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế
độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 1 của
Pháp lệnh này.”
“Điều 5b.
2
1. Chế độ công chức dự bị được áp dụng trong cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức quy
định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này. Người được tuyển dụng làm công chức dự
bị phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh này, Chính phủ quy định chế độ tuyển dụng, sử dụng,
nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính sách khác đối với công chức dự bị.”
B. Chế độ công chức dự bị được quy định tại điều 5b, Chương I của Pháp lệnh CBCC năm
2003:
“Điều 5b.
1. Chế độ công chức dự bị được áp dụng trong cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức quy
định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này. Người được tuyển dụng làm công chức dự
bị phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh này, Chính phủ quy định chế độ tuyển dụng, sử dụng,
nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính sách khác đối với công chức dự bị.”
C. Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa CBCC với công dân.
CBCC và công dân có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:
1. Sự giống nhau:
– CBCC và công dân đều là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có Quốc tịch
Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
– CBCC và công dân đều phải thực hiện mọi nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi của công dân
được quy định tại Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của
công dân (theo điều 51, Hiến pháp nước CHXHCNVN);
– Đều được bỡnh đẳng trước pháp luật.
– Có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái
pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào.
– Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
– Có quyền tham gia các hoạt động chính trị xã hội theo quy định của pháp luật, được quyền
nghiên cứu khoa học, sáng tác;
– Trung thành với Tổ quốc, tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
– Được quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, H§ND theo quy định của pháp luật.
– Có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…
2. Sự khác nhau:
– CBCC ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ của người công dân, còn phải thực hiện những nghĩa
vụ của người cán bộ, công chức được quy định từ điều 6 đến điều 8 của Pháp lệnh cán bộ công chức năm
2003;
– CBCC ngoài việc được hưởng quyền lợi của người công dân quy định trong Hiến pháp, còn
được hưởng quyền lợi của người CBCC được quy định từ điều 9 đến điều 14 của Pháp lệnh cán bộ công
chức năm 2003;
– CBCC ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ của công dân và người CBCC còn phải tuân theo
quy định về những việc CBCC không được làm (từ điều 15 đến điều 20, chương III, pháp lệnh công
chức).
Trên đây là một số điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa CBCC và công dân.
……..
Xem bộ câu hỏi + đáp án đầy đủ tại đây
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.